Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa xoá nhãn
chàm 藍
dt. cách viết chính tả của tràm sau khi bị xoá nhãn. x. tràm.
chày 椎
◎ Nôm: 持 AHV: truỳ, ABK: zhuī, chuí. Âm đầu ch- < tr- , do xoá nhãn. Đối ứng vần -uy -ây: khuy khuây, duy dây. Ss đối ứng kʼăj (21 thổ ngữ Mường), hra (1 thổ ngữ), ʂăj (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 190].
dt. trái với cối, dùng để giã. Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt, khoan khoan những lệ ác tan vầng. (Tích cảnh thi 199.3). thạch truỳ: chày đá đâm nghiền nhỏ thay (CNNA 40b).
chìm 沉
AHV: trầm. Ss đối ứng tim, dim, zim (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 194]. Đây là âm HHV.
đgt. âm xoá nhãn của trầm. x. trầm.
lanh tranh 令挣
◎ Phiên khác: lanh chanh (ĐDA, BVN, VVK, MQL). Nay theo TVG. Phiên “chanh” chỉ là theo chính tả từ cuối thế kỷ XIX về sau, do hiện tượng xoá nhãn của ch- và tr-. Phiên tr- sẽ thấy được dấu vết ngữ âm và Từ Nguyên của ngữ tố này. ở thế kỷ XIX còn biến thể đảo âm như Paulus của (1895) ghi “chanh ranh”. Có thể tái lập từ láy này là tlanh tlanh. Các thuỷ âm l-, r- và tr- cho phép tái lập như vậy. Từ láy này có một ngữ tố gốc đó là tlanh, tức một dạng Việt hoá của “tranh” Hán Việt (爭), mà lưu tích của nó còn trong chữ “tranh giành” hiện nay. Cuối thế kỷ XIX, “lanh tranh/ chanh ranh” đã được khu biệt nghĩa, trỏ thói tranh giành của trẻ con.
đgt. <từ cổ> bon chen, tranh giành, “lanh tranh: chanh ranh, không nền nết, như con nít”[Paulus của 1895: 544]. Những màng lẩn quất vườn lan cúc, ắt ngại lanh tranh áng mận đào. (Thuật hứng 52.6).
léo 了
◎ (liễu). Thế kỷ XVIII- xix, tréo được ghi bằng 𧾿. “tréo chân, tréo tay, tréo cánh” [Béhaine 1773: 645; Paulus của 1895: 479]. “ngồi tréo mảy. Nằm tréo ngoe” [Paulus của 1895: 479]. Cuối xix đầu , tr- ch xoá nhãn, tréo> chéo. chéo được ghi bằng âm phù chiếu 照. [Xuân Hương: 10a]. Kiểu tái lập: *tléo. *tléo > hoà đúc > tréo > chéo [TT Dương 2013b].
đgt. <từ cổ> vắt tréo chân, tức vắt chân chữ ngũ. Léo chân nằm vườn Độc Lạc, chặm lều ở đất Nam Dương. (Tức sự 125.3). Phb. quải.
rặng 嶺 / 岭
◎ Nôm: 𱣌 rặng là âm THVcủa lĩnh, vào quãng trước đời Hán, lưu tích còn trong rặng núi (dãy núi). Tô Thức trong bài Đề tây lâm bích có câu: “Trông ngang thành rặng núi, trông trắc diện thì thành một đỉnh núi, xa gần cao thấp chẳng như nhau.” (横看成嶺側成峰,遠近高低各不同 hoành khan thành lĩnh trắc thành phong, viễn cận cao đê các bất đồng). Kiểu tái lập: *reŋ. dặng. Đây là chữ Nôm ghi cách đọc từ cuối thế kỷ XVII về sau, khi d- r đã xoá nhãn.
dt. HVVD <từ cổ> dãy, hàng. Nô bộc ắt còn hai rặng quýt, thất gia chẳng quản một con lều. (Mạn thuật 24.5).
sanh 鐺
◎ Nôm: 𭶙 Quảng Vận ghi: “sở canh thiết” (楚庚切). Sách Thông Tục Văn ghi: “Chõ có chân thì gọi là sanh” (鬴有足曰鐺). Còn có âm là “đang” trong “lang đang” (鋃鐺) nghĩa là cái khoá. Phiên khác: đang: sanh vạc để nấu nước (TVG, VVK), đang: xanh nước (BVN), xanh: cái xanh (MQL). Nay đề xuất.
dt. <từ cổ> cái sanh bằng gang, có chân (thường viết là xanh do xoá nhãn), dân gian gọi là cái chõ. Đình Thấu Ngọc tiên sanh tuyết nhũ, song mai hoa điểm quyển Hy Kinh. (Tự thán 107.3).
trầm 沉
◎ Kiểu tái lập: *tram². Ngữ tố này xuất hiện trong ba câu thơ có sáu chữ (trừ trường hợp thuỷ trầm), khả năng cao được Việt hoá thành thuỷ âm kép *tr-. Phiên khác: chìm (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). Xét, chìm là âm đọc từ thế kỷ XVIII trở về sau do xoá nhãn. Nay đề xuất.
đgt. <từ cổ> chìm, đắm dưới đáy nước. Khói trầm thuỷ quốc quyên phẳng, nhạn triện hư không gió thâu. (Ngôn chí 14.5)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.3)‖ (Nhạn trận 249.3).
trập 蟄
dt. tầng, lớp, dịch chữ trùng 重, lưu tích còn trong từ trập trùng, trùng trập, sau trập dẫn thân, trỏ một quãng thời gian, như một trập= một chập (một lượt, một hồi). (trập). Sau thế kỷ XVII, tr- và ch- xoá nhãn, nên còn đọc chập, chập chùng. Mô hình tr- (tr-) với sự đủ âm tiết trong câu thơ bảy chữ cho phép nghĩ rằng, thế kỷ XV đã bắt đầu có một số ít đơn vị đã đơn tiết hoá trọn vẹn. Tuy nhiên cũng thấy rằng, ở một số văn bản nôm khác, chữ trập còn được ghi bằng 砬, có thể có kiểu tái lập là *tlập. Phiên khác: rợp (BVN), xét “rợp” luôn được ghi bằng 葉; chập: gộp (TVG, MQL, PL).
đgt. <từ cổ> gộp, nối liền. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.1). Phần lớn các cách hiểu trước nay cho rằng trập hai ngàn là hai quả núi liền với nhau. Nhưng cũng có thể hiểu rằng: chốn non hoang đẹp như tranh vẽ kia lại gộp thêm cả đôi bờ suối có nước trong veo, lạnh lẽo như ngọc đang toả dòng. Dù thế nào, hai câu thơ là một lối vẽ theo bút pháp thuỷ mặc cổ điển.
tt. <từ cổ> vẻ tầng tầng lớp lớp, rất nhiều rất dày. Lông đuôi trập trập tựa cờ bông lau. (CNNA 56).
tt. <từ cổ> “tầng tầng lớp lớp xen nhau, chồng lên nhau” [NQH 2006: 1155, 1186]. Người thì trướng trập uyên trùng. (hoa tiên 15a). Trùng trập non xanh đá mấy lần. (HĐQA 31a).